Lactoferrin là một trong nhiều loại protein tự nhiên có trong sữa của con người và sữa bò. Ngoài ra, loại protein này cũng được tìm thấy trong nhiều loại dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt… Ở bài viết này, những kiến thức cơ bản nhất về Lactoferrin sẽ được cung cấp đến bạn đọc.
1. Lactoferrin là gì – hiểu về protein Lactoferrin
Lactoferrin là một loại protein có trọng lượng phân tử lớn với chức năng chính là liên kết với sắt và vận chuyển chất này đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, Lactoferrin cũng đã chứng minh được nhiều vai trò khác đối với sức khỏe như ngăn ngừa nguy cơ ung thư, nâng cao sức đề kháng, chống lão hóa và cải thiện chứng loãng xương ở người cao tuổi…
2. Protein Lactoferrin được tìm thấy ở đâu?
Protein Lactoferrin được tìm thấy nhiều trong sữa của các loại động vật có vú. Trong đó, sữa non (sữa từ người phụ nữ vừa mới sinh con) là loại sữa có hàm lượng Lactoferrin cao nhất và hàm lượng này sẽ giảm dần theo thời gian đến khi hoàn toàn biến mất. Thời gian này thường kéo dài khoảng 9 tháng sau khi cho con bú. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân mà trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu.
Bên cạnh đó, Lactoferrin cũng được tìm thấy trong nhiều chất dịch khác của cơ thể như nước mắt, nước bọt hay dịch mật, tuy nhiên ở nồng độ rất thấp.
3. Lactoferrin có tác dụng gì đối với sức khỏe? – Tổng hợp các vai trò của Lactoferrin
3.1 Tác dụng của Lactoferrin đối với nhiễm trùng
Trong một báo cáo được công bố từ Tạp chí Nhiễm Trùng và Hóa trị vào năm 2014, người ta phát hiện vai trò của Lactoferrin trong ức chế hoạt động virus gắn với tế bào của cơ thể, từ đó ngăn cản sự nhân lên của virus trong cơ thể người. Bên cạnh đó, Lactoferrin cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí hay các vi sinh vật có hại khác như nấm, ký sinh trùng, virus…
Cơ chế ức chế sự nhiễm trùng Lactoferrin được giải thích bởi điện tích dương của Lactoferrin. Các điện tích dương này sẽ liên kết với điện tích âm trên bề mặt của tế bào vi khuẩn, từ đó làm chúng trung hòa điện tích. Đây chính là điều kiện giúp lysozyme phá hủy vi khuẩn thông qua màng tế bào.
Bên cạnh đó, Lactoferrin cũng có thể gắn với GAGs với tác dụng ngăn cản virus gắn với tế bào chủ. Đây chính là cơ chế giúp Lactoferrin tác động đến nhiều loại virus khác nhau như HIV, virus viêm gan B, virus herpes hay CMV…
3.2 Lactoferrin có tác dụng đối với bệnh viêm gan C không?
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy Lactoferrin có khả năng ức chế quá trình nhiễm viêm gan C vào cơ thể. Cụ thể, một nghiên cứu vào năm 2013 ở Hepatology Research phát hiện ra việc điều trị bằng thuốc Lactoferrin có thể tăng cường mức độ interleukin-18 – một loại protein trong hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh viêm gan C. Đây là nghiên cứu được tiến hành trên 63 người nhiễm virus với thời gian kéo dài hơn 1 năm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dữ liệu khác thể hiện sự mâu thuẫn về khả năng xâm nhập của virus viêm gan C vào tế bào đích Lactoferrin, vì vậy, đây vẫn còn là vấn đề yêu cầu nhiều bằng chứng hơn.
3.3 Cải thiện mụn và nhiễm trùng da với Lactoferrin
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition năm 2010 được tiến hành bằng cách để người tham gia tiêu thụ sữa lên men với khoảng 200mg Lactoferrin trong hàm lượng hàng ngày trong 12 tuần, và kết quả cho thấy các tổn thương liên quan đến mụn đã được cải thiện đáng kể qua từng tháng.
Ở cuối giai đoạn nghiên cứu, nhóm những người sử dụng sữa có Lactoferrin đã hạn chế đáng kể số lượng mụn trứng cá, các ổ viêm và cả lượng bã nhờn tiết ra trên da. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu được sự giảm nồng độ triacylglycerol – một loại chất béo – trên bề mặt da.
Một nghiên cứu khác vào năm 2017 cũng đã xác định việc sử dụng kết hợp Lactoferrin với vitamin E và kẽm trong vòng 3 tháng đã cải thiện hàng loạt các vấn đề liên quan đến mụn trứng cá từ mức độ nhẹ đến trung bình, đồng thời, số lượng tổn thương do mụn bọc và mụn trứng cá, viêm nhiễm trên da cũng giảm bớt.
3.4 Lactoferrin trong cải thiện vấn đề loãng xương
Các nghiên cứu về lợi ích của Lactoferrin đối với xương vẫn còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy đây là một chất tiềm năng trong hỗ trợ và ngăn ngừa vấn đề loãng xương.
Cụ thể, theo một báo cáo vào năm 2015 trên PLoS One, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã nhận thấy Lactoferrin có thể hoạt động cùng với hydroxyapatite để kích thích sự phát triển của nguyên bào xương (tế bào tạo xương). Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên tạp chí Osteo System International vào năm 2009 cũng cho thấy việc dùng thuốc Lactoferrin sẽ thúc đẩy sức khỏe xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Khi nghiên cứu này kết thúc, những người có bổ sung Lactoferrin đã hạn chế quá trình tiêu xương một cách đáng kể, và tăng mật độ xương.
3.5 Dùng Lactoferrin để tăng cường hệ thống hệ miễn dịch
Lactoferrin cũng là một loại protein có tác dụng điều hòa và thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch, tham gia gián tiếp vào các phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
Theo giải thích từ các nhà khoa học, protein Lactoferrin mang điện tích dương, do đó chúng sẽ liên kết với điện tích âm của tế bào miễn dịch, từ đó kích hoạt tín hiệu dẫn đến các phản ứng miễn dịch.
3.6 Lactoferrin và cơ chế ngăn ngừa tổn thương do lão hóa
Đầu tiên, Lactoferrin là nguồn bổ sung protein lớn cho cơ thể, từ đó giúp nuôi dưỡng các tế bào. Bên cạnh đó, Lactoferrin có thể liên kết với sắt, loại bỏ các gốc tự do tạo ra từ sắt, vì vậy chống lão hóa hiệu quả.
Những vai trò khác của protein Lactoferrin
- Thúc đẩy hoạt động lành mạnh của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Điều hòa quá trình chuyển hóa và hấp thụ sắt.
- Ngăn ngừa bệnh ung thư.
- Điều trị đồng thời bệnh táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác…
4. Ai nên bổ sung Lactoferrin?
Thuốc Lactoferrin phù hợp với hầu hết các nhóm đối tượng. Trong đó, vai trò nổi bật của loại protein này là tăng cường hoạt động miễn dịch và giảm nguy cơ của nhiều loại bệnh, vì vậy đặc biệt phù hợp với:
- Trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc vừa sinh con thường có sức đề kháng kém.
- Người cao tuổi, người vừa khỏi bệnh hoặc người đang mắc các bệnh khiến hệ miễn dịch suy giảm như HIV/AIDS, bệnh đái tháo đường, viêm gan B…
5. Liều lượng phù hợp của Lactoferrin
Tùy theo từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng hấp thụ / chuyển hóa Lactoferrin mà việc bổ sung thuốc Lactoferrin sẽ có nhiều hàm lượng khác nhau. Cụ thể:
- Đối với phụ nữ mang thai, mỗi ngày nên dùng khoảng 200 – 250mg cho mỗi kg khối lượng cơ thể, dùng liên tục 8 tuần.
- Đối với trẻ em bị nhiễm trùng máu, nên bổ sung từ 100 – 200mg Lactoferrin cho mỗi kg cơ thể mỗi ngày.
- Đối với bệnh nhân viêm gan C, liều dùng hàng ngày dao động từ 1.8 đến 3.6g tùy theo tình trạng bệnh.
Có thể nói, Lactoferrin là một loại protein đa năng với nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Lactoferrin cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn liều lượng từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Sữa miễn dịch Auslac là sản phẩm có hàm lượng Lactoferrin cao nhất trên thị trường, trong 100g chứa 110mg lactoferrin giúp bạn và gia đình có sức đề kháng cao.