“ Nếu 1 công ty MLM có sản phẩm tốt thì bạn hãy là khách hàng.
Nếu 1 công ty MLM vừa có sản phẩm tốt vừa có chính sách tốt thì bạn hãy tham gia kinh doanh.”
Huyền thoại MLM Eddy Chai
90% sai lầm lầm ở các NPP khi tham gia các công ty kinh doanh theo mạng đều không quan tâm tới chính sách, thường các bạn chỉ quan tâm sản phẩm tốt và đã có người thành công chưa. Có người còn nói sơ đồ nào trả giống nhau, rồi làm tới đâu học tới đó và lý do đó khiến họ thất bại trong công ty đó. Vì là ngừoi kinh doanh thì thu nhập là cái đầu tiên họ quan tâm còn sản phẩm cảu công ty MLM chân chí nào cũng có thế mạnh. Rồi phát triển vài năm sau khi có hệ thống họ mới ú ớ hoá ra thế này không phải, thế kia không phải. nên Tôi có 1 lời khuyên cho Bạn những người thành công nhất là những người hiểu sơ đồ nhất nhé…Hãy đọc kĩ và suy ngẫm bài viết này bạn nhé!!!!
Trong quá trình hình thành và phát triển, với hàng chục ngàn công ty kinh doanh theo mạng thì có rất nhiều cơ cấu trả thưởng khác nhau hoặc có nhiều tên gọi khác nhau. Có những sơ đồ bậc nâng cao, với tiền thù lao tạm thời chưa có và một phần thưởng lớn phía sau hoặc sơ đồ bậc đầu tiên cho phép bạn có lợi nhuận ban đầu cao mà nỗ lực nhỏ và tiềm năng lâu dài cũng nhỏ.
Tùy chính sách công ty, khi bạn không đạt được hạn ngạch hàng tháng, có thể bạn vẫn được duy trì cấp bậc trong vài tháng trước khi giáng bạn xuống cấp thấp hơn hoặc cấp đầu tiên. Những sơ đồ khác giáng bạn xuống bậc ngay trong tháng mà bạn không hoàn thành hạn ngạch của mình. Một vài sơ đồ không chỉ giáng bạn xuống bậc, mà còn ném bạn xuống bậc đầu tiên (bất kể bạn đang ở thang bậc nào), kể cả việc chấm dứt hợp đồng phân phối. Trong các điều này thì chẳng có gì là phi pháp, vấn đề là bạn có muốn làm việc theo một sơ đồ nghiêm khắc?
Một điều nữa, nếu có bất kỳ giới hạn về người (chiều rộng hay chiều sâu) thì cũng là giới hạn về thu nhập của bạn. Có những công ty cho phép lợi nhuận chỉ ở mức vài trăm triệu một năm, nhưng cũng có công ty lợi nhuận đó là không giới hạn.
Kế hoạch trả thưởng là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành bại của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đa cấp. Kế hoạch trả thưởng là một hệ thống các quy tắc của doanh nghiệp bán hàng đa cấp điều chỉnh việc trả hoa hồng hoặc tiền thưởng cho những người tham gia vào hệ thống tham gia của doanh nghiệp.
Kế hoạch trả thưởng là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành bại của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đa cấp. Kế hoạch trả thưởng là một hệ thống các quy tắc của doanh nghiệp bán hàng đa cấp điều chỉnh việc trả hoa hồng hoặc tiền thưởng cho những người tham gia vào hệ thống tham gia của doanh nghiệp. Có rất nhiều kế hoạch trả thưởng, có loại tập trung vào trả thưởng cho việc bán hàng trong khi có loại lại dành phần lớn tiền thưởng của mình đối với việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ. Chính vì kế hoạch trả thưởng quyết định hoa hồng và tiền thưởng mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ chi trả cho người tham gia nên nó có ảnh hưởng lớn tới thái độ của người tham gia trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kể từ khi hình thành cho tới nay đã có rất nhiều kế hoạch trả thưởng được các công ty bán hàng đa cấp áp dụng. Tuy nhiên, theo thống kê các chuyên gia trên thế giới trong lĩnh vực bán hàng đa cấp thì hiện tại đang tồn tại 5 kiểu kế hoạch trả thưởng chính đó là: Kế hoạch trả thưởng bậc thang ly khai; Kế hoạch trả thưởng ma trận; Kế hoạch trả thưởng đều tầng; và Kế hoạch trả thưởng nhị phân.
Tại Việt Nam, hiện đang có hơn 22 doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và hoạt động hợp pháp. Qua tìm hiểu, mỗi công ty có sử dụng mô hình trả thưởng khác nhau thuộc một trong bốn kế hoạch đã nêu ở trên. Mỗi mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Phân theo cơ cấu tổ chức, thì có 5 mô hình:
1. Mô hình nhị phân – Mô hình ma trận
Hình minh họa
Mô hình nhị phân là gì?
Mô hình trả thưởng nhị phân là một dạng của kế hoạch trả thưởng ma trận nhưng người tham gia chỉ được bảo trợ 2 người tham gia cấp 1, tạo ra hai nhánh của mạng tham gia cấp dưới và xây dựng mạng lưới trên hai nhánh này.
Trong sơ đồ nhị phân, bạn có 2 nhánh gọi là “chân”, khi bạn đăng kí người mới vào nhóm của bạn, bạn có thể đặt họ vào chân trái hoặc chân phải, tuy nhiên tùy theo yêu cầu của từng công ty, có công ty không cho phép bạn thực hiện việc này, mà việc đặt người mới tham gia và nhánh trái hay phải là do người bảo trợ của bạn thực hiện. Chiều dài của các nhánh thường là không bị giới hạn.
Nhánh mạnh (Chân mạnh/Power Leg): Thông thường nhánh mạnh bạn không nhất thiết phải xây dựng, vì tuyến trên của bạn sẽ thêm người vào nhánh này, bởi anh ta cũng đang xây dựng 2 nhánh của chính anh ta.
Nhánh yếu (chân yếu/Paid Leg): Bạn sẽ chịu 100% trách nhiệm phát triển nhánh này, đây là cơ sở để tính hoa hồng của bạn. Một yêu cầu bắt buộc với mô hình nhị phân là khi bạn đáp ứng được yêu cầu cân chân (hai nhánh bằng nhau) bạn mới có thể nhận được thu nhập, nghĩa là bạn chỉ có thể nhận được hoa hồng dựa trên tổng doanh số của nhánh yếu. Đây mới là nhánh do bạn thực sự xây dựng và bạn nhận được thu nhập từ những người trong nhánh này.
Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của từng công ty, có công ty sẽ cố định các nhánh này, nhưng cũng có công ty cho phép bạn thay đổi, họ chỉ quan tâm đến mỗi kỳ tính hoa hồng, nhánh nào có doanh số bán hàng thấp hơn sẽ coi đó là nhánh yếu và ngược lại.
Mô hình nhị phân có đặc trưng gì?
Mô hình này cho phép người tham gia có nhiều hơn một vị trí trong mạng lưới, có thể từ 2 tới 7 vị trí. Những kế hoạch trả thưởng khác chỉ cho phép người tham gia có một vị trí duy nhất trong mạng lưới. Điều này có nghĩa là người tham gia A có thể bảo trợ 2 người tham gia cấp 1 của mình là B và C. Sau đó A có thể tự đăng ký mình vào mạng lưới dưới vị trí của B hoặc C.
Để nhận được hoa hồng, lợi ích kinh tế, người tham gia phải tạo ra khối lượng bán hàng cân bằng nhau giữa hai nhánh. Ví dụ nếu nhánh B của người tham gia bán được 1000 đơn vị sản phẩm nhưng ở nhánh C không bán được đơn vị sản phẩm nào thì người tham gia này không được nhận hoa hồng. Hoặc nếu nhánh B bán được 1000 đơn vị sản phẩm (hoặc 1000 CV – đơn vị tính điểm thưởng) và nhánh C bán được 400 đơn vị sản phẩm thì người tham gia sẽ chỉ nhận được hoa hồng tại điểm cân bằng là 400 đơn vị sản phẩm, số tiền hoa hồng chỉ được tính dựa vào kết quả bán hàng trên 800 đơn vị sản phẩm (400 ở nhánh B và 400 ở nhánh C) chứ không phải trên 1400 đơn vị sản phẩm (tổng của hai nhánh).
Điểm đặc biệt đối với kế hoạch trả thưởng này là hoa hồng mà người tham gia được hưởng không bị giới hạn bởi chiều sâu như các kế hoạch trả thưởng khác.
Đây có phải là mô hình trả thưởng bất chính?
Ngay từ khi ra đời, mô hình trả thưởng này đã gây ra nhiều tranh cãi, đã có quốc gia ban đầu họ đã cấm các doanh nghiệp sử dụng mô hình trả thưởng này vì họ cho rằng đây là mô hình trả thưởng bất chính, vì mô hình này trả thưởng cho người tham gia chủ yếu dựa vào việc dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng chứ không phải dựa và kết quả bán hàng của họ, tuy nhiên, về sau các quốc gia này cũng đã thừa nhận đây là một mô hình trả thưởng hợp pháp vì các nhà chức trách không chứng minh được đây là mô hình bất chính, bị cấm theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ và các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy tắc 70 (tức là 70% lượng hàng mua từ công ty bán hàng đa cấp phải được bán cho người tiêu dùng cuối cùng). Tại Hoa Kỳ, Luật Chống kinh doanh theo mô hình kim tự tháp năm 2003 quy định “Kinh doanh đa cấp bất chính (pyramid promotional schemes) là một mô hình trong đó người tham gia quan tâm đến quyền nhận tiền hoa hồng chủ yếu từ việc tuyển dụng người mới tham gia vào mạng lưới hơn là tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho những người tham gia hoặc bởi những người tham gia cho người khác”.
Mặc dù pháp luật không có các quy định cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp sử dụng mô hình nhị phân để trả thưởng, nhưng theo quan điểm của tác giả, pháp luật cần phải có những quy định để hạn chế doanh nghiệp sử dụng mô hình này hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải có cơ chế giám sát không cho người tham gia được đầu tư nhiều mã số.
Đối với người tham gia, một điểm quan trọng mà người tham gia cần phải chú ý đối với kế hoạch trả thưởng nhị phân là việc xếp người. Nếu một người tham gia có hai trợ thủ đắc lực mà anh ta lại xếp hai người này vào cùng một nhánh thì kết quả là anh ta hầu như không thu được tiền hoa hồng từ mạng lưới của mình vì sẽ xuất hiện trường hợp một nhánh có doanh thu quá lớn trong khi nhánh còn lại lại có doanh thu nhỏ, để có thể được nhận hoa hồng các nhà phân phối ở tuyến trên phải thường xuyên thực hiện việc cân chân, nghĩa là phải tự mình bỏ tiền để đầu tư nhiều mã số ở nhánh yếu cho bằng nhánh mạnh hoặc là phải tuyển dụng các nhà phân phối mới gắn vào nhánh yếu và dụ dỗ họ mua hàng để cân chân. Hệ quả của việc này là nhiều người đã đầu tư một lượng lớn tiền để mua sản phẩm nhưng sản phẩm thì không bán lại được cho người tiêu dùng nên đã mất tiền hoặc khi doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động thì người tham gia phải chịu thiệt thòi lớn.
Mô hình nhị phân là một dạng của mô hình ma trận và là mô hình ma trận dạng đơn giản nhất. Mô hình nhị phân cho phép mỗi nhà phân phối được và chỉ được tuyển mộ thêm 2 nhà phân phối thuộc tầng 1 và bắt buộc 2 nhánh của mình phải luôn phát triển đồng đều (nếu không thực hiện được điều này thì nhà phân phối sẽ không được chi trả hoa hồng hoặc chỉ hưởng ở nhánh yếu hơn).
Mô hình ma trận được nâng cấp từ mô hình nhị phân, nhà phân phối sẽ được tuyển nhiều hơn con số 2 người. Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một của bạn. Ví dụ, sơ đồ 3×6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở mức một và giới hạn mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng.
Mô hình sẽ không bền vững vì nhiều lý do: Nếu giả sử bạn tham gia vào 2 dạng mô hình này, và bạn đã bảo trợ đủ số người tối đa vào thế hệ thứ nhất của mình. Nếu bây giờ có một người bạn thân của bạn cũng muốn tham gia vào doanh nghiệp thì bạn sẽ phải làm sao? Nếu vẫn muốn cho bạn mình tham gia, bạn phải đặt người đó vào những vị trí thấp hơn ở những thế hệ dưới. Hơn nữa, tốc độ phát triển đội nhóm của người tầng dưới sẽ luôn chậm hơn những người tuyến trên.
Chính vì những lý do trên mà mô hình ma trận (và nhị phân) bị quy kết vào “hình tháp ảo” và bị cấm (hoặc kiểm tra hoạt động rất gắt gao) tại các nước trên thế giới.
– Tính đơn giản: Mô hình ma trận cho phép tạo ra tính đơn giản trong công việc. Trong sơ đồ ma trận, bạn chỉ phải chăm lo, chịu hoàn toàn trách nhiệm đào tạo cho những người ở mức một của bạn. Bạn cũng có thể ngồi ở nhà để người đỡ đầu tuyển người cho mạng lưới của bạn. Sơ đồ ma trận rất đơn giản để giải thích cho những người mới của bạn. Mô hình ma trận thích hợp để sử dụng phân phối các sản phẩm đặc thù mà tính xoay vòng sản phẩm nhỏ hoặc không có, để tránh sự bão hòa của thị trường.
– Hiệu ứng con đỉa: Mô hình ma trận thu hút những người không muốn làm việc nhiều và/hoặc thiếu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh theo mạng. Các kế hoạch ma trận theo kiểu phân chia các khoản hoa hồng có khuynh hướng khá “xã hội”. Ban thưởng cho những nhà phân phối tích cực ít hơn các nhà phân phối lười biếng. Các nhà phân phối xuất sắc nhận được sự đền đáp ít hơn so với thời gian và sức lực mà mình bỏ ra, bởi vì phần lớn các khoản hoa hồng bị người ta hút mất như những con đỉa, mạng lưới của họ đầy rẫy những kẻ ranh mãnh và lười biếng.
– Sự giới hạn: Mô hình ma trận hạn chế quy mô tổ chức của bạn. Chẳng hạn, trong ma trận 3×4, bạn không bao giờ có thể có quá 120 người trong mạng lưới tầng dưới.
– Biến thể: Một số chính sách của mô hình ma trận (hay nhị phân, nhị phân cải tiến, nhị phân trên nền mặt trời) cho phép tuyển vào số lượng không hạn chế (để bù bắp sự thiếu hụt do có thành viên nghỉ việc hoặc làm việc không hiệu quả), tuy nhiên, quá trình làm việc vẫn chỉ dựa trên một số người nhất định, khi bạn có 3 người trong mạng lưới, bạn sẽ là thành viên cấp một, khi giúp cho ba người này đạt cấp một, bạn sẽ đạt cấp hai. Điều này làm cho tính thống nhất (đoàn kết) của đội nhóm bị hạn chế.
2. Sơ đồ ma trận
Mô hình ma trận được nâng cấp từ mô hình nhị phân, nhà phân phối sẽ được tuyển nhiều hơn con số 2 người. Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một của bạn. Ví dụ, sơ đồ 3×6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở mức một và giới hạn mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng.
Mô hình này nhiều chuyên gia được đánh giá là không bền vững vì nhiều lý do: Nếu giả sử một người tham gia vào 2 dạng mô hình này, và đã bảo trợ đủ số người tối đa vào thế hệ thứ nhất của mình. Nếu bây giờ có một người bạn thân của họ cũng muốn tham gia vào doanh nghiệp thì sẽ phải làm sao? Nếu vẫn muốn cho bạn mình tham gia, đại lý này phải đặt người đó vào những vị trí thấp hơn ở những thế hệ dưới. Hơn nữa, tốc độ phát triển đội nhóm của người tầng dưới sẽ luôn chậm hơn những người tuyến trên.
Chính vì những lý do trên mà mô hình ma trận (và nhị phân) bị quy vào “hình tháp ảo” và bị cấm (hoặc kiểm tra hoạt động rất gắt gao) tại các nước trên thế giới.
3. Mô hình đều tầng (Sơ đồ một cấp)
Hình minh họa
Mô hình đều tầng cho phép nhà phân phối tuyển không giới hạn nhà phân phối tuyến dưới, tức là không phải tuyển với số lượng tuyến dưới bắt buộc, có thể là một người, hai người, ba người hay bao nhiêu người tùy thích. Nhà phân phối được hưởng hoa hồng hay phần trăm hoa hồng từ đội nhóm của mình là như nhau đối với cùng một thế hệ, các thế hệ có thể có mức phần trăm giống hoặc khác nhau. Để bảo đảm tính công bằng giữa người vào trước và vào sau nên mô hình đều tầng chỉ cho phép hưởng tối đa ba thế hệ, bốn thế hệ hay năm thế hệ (tùy theo chính sách của mỗi công ty). Thêm một điều nữa là nếu cho hưởng tối đa các thế hệ thì xảy ra tình trạng: tiền dùng để chi trả hoa hồng cho nhà phân phối sẽ lớn hơn giá trị sản phẩm (giả sử cứ ở mỗi thế hệ công ty sẽ chi trả cho nhà phân phối 5% thì tới thế hệ thứ 10 đã có 50% dùng để chi trả hoa hồng, và để đến thế hệ 20 con số đã lên tới 100%) vì thế người tham gia chỉ được hưởng đến một mức nhất định nào đó.
Vì mô hình này không có sự thoát ly cho nên kế hoạch một cấp chi trả cho bạn một số ít mức. Về mặt lý thuyết, bạn có thể bổ sung sự thiếu sót này bằng cách tuyển mộ một số lượng lớn người vào mức một của bạn. Nhưng, mặc dù các Sơ đồ một cấp không giới hạn số lượng người được bạn đỡ đầu, thì vẫn có sự hạn chế cơ học về tính hiệu quả của việc đỡ đầu. Do sự hạn chế mức chi trả nên có thể những người ở mức trên sẽ không cần chăm sóc, giúp đỡ những tầng mình không được hưởng hoa hồng (nếu chính sách quy định chỉ cho hưởng đến tầng 5 thì tôi chăm sóc tầng 6, tầng 7 của tôi làm gì) và như thế không mang tính nhân bản và bền vững.
4. Mô hình bậc thang ly khai
Hình minh họa
Bậc thang ly khai là mô hình được nhiều tập đoàn lớn áp dụng. Nó cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (cũng giống như mô hình đều tầng). Ngoài hệ thống thế hệ, bậc thang ly khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Vì thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng không giới hạn thế hệ mà vẫn bảo đảm được tính công bằng.
Đặc trưng của Bậc thang ly khai là hệ thống được quản lý theo hệ thống cấp bậc, tức là phần trăm (%) hoa hồng sẽ được phân chia theo hệ thống cấp bậc. Mỗi cấp bậc sẽ có mức hoa hồng riêng và hoa hồng khối lượng (giá trị thặng dư) sẽ được tính dựa trên số dư từ % hoa hồng cao trừ đi % hoa hồng thấp hơn. Ví dụ, Tom tham gia vào mạng lưới và hiện giờ anh đang ở cấp bậc, mà tại đó anh nhận được 12%, và trong đội nhóm của anh có Richard hiện đang hưởng mức 5%, như vậy, Tom sẽ nhận được 7% giá trị hàng hóa do Richard tiêu thụ được, và cho dù Richard ở bất cứ tầng nào trong hệ thống Tom vẫn nhận được giá trị 7% (miễn là giữa hai người không có người có cấp bậc cao hơn Richard). Như vậy, hệ thống sẽ luôn bảo đảm rằng nó tồn tại và công bằng.
Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới của bạn đạt đến trạng thái vượt cấp nhất định thì họ sẽ “bứt ra” khỏi nhóm của bạn. Bạn sẽ không còn nhận được các khoản hoa hồng trực tiếp từ các sản phẩm của họ hay là mạng lưới của họ bán nữa. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ tiếp tục nhận được một khoản lợi tức hoa hồng nhỏ từ khối lượng của nhóm các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng lưới của họ. Nên nhớ rằng, phần trăm hoa hồng nhỏ nhưng từ một mạng lưới lớn.
Ưu điểm: Trong số các sơ đồ kinh doanh thì sơ đồ bậc thang bảo đảm khả năng đạt được phúc lợi lớn nhất. Vấn đề ở chỗ là các đặc trưng thoát ly cho phép bạn xây dựng tổ chức lớn hơn và lấy ra được các khoản hoa hồng từ nhiều cấp hơn các sơ đồ kiểu khác.
Mô hình này cho phép bạn nhận được các khoản hoa hồng ở nhiều mức hơn bất kỳ sơ đồ nào khác. Nếu như nhà phân phối có một tổ chức 6 mức của mình thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được các khoản hoa hồng từ số hàng hóa bán được ở mức thứ 12 của bạn. Mô hình này cho phép thu về các khoản thu nhập từ mức thứ 20, độ sâu này trong các mô hình khác không thể đạt tới.
Bậc thang ly khai đem đến một độ rộng không hạn chế. Bạn có thể bảo trợ vào tầng 1 của mình bao nhiêu người tùy khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng có thể bảo trợ như thế. Bạn có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng dưới rộng lớn của mình, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối.
Nhược điểm: Bạn dễ bị tách nhóm, mất nhóm, điều kiện năng động rất cao dễ xảy ra bán phá giá…quan trọng là hệ thống bạn phải rất lớn mới có thể chinh phục được thu nhập cao…
5. Sơ đồ chia sẻ lợi nhuận ông chủ
Đây là dạng sơ đồ mới nhất, trừ khi ông chủ tình nguyện trả thêm phần lợi nhuận của mình cho NPP thì sơ đồ này mới giải quyết được vấn đề 80% NPP bên dưới không có thu nhập. Đây là dạng tổng hợp điểm mạnh của tất cả những sơ đồ trên,khắc phục từng điểm yếu của các sơ đồ: 2 chân, 3 chân, 4 chân hay bảo trợ vô hạn cũng được, nhưng không cần cân chân, không cần đều, không bị tách nhóm, năng động rất thấp, không giới hạn chiều sâu, điều kiện đạo đơn giản, dễ lấy hết sơ đồ, không lo phá giá, người mới vào cũng có thu nhập, bán lẻ cũng có tiền, tuyển dụng cũng có hoa hồng, thủ lĩnh thì không lo năng động…
Đây là dạng sơ đồ chỉ 1 số it công ty trên thế giới làm được trong đó có tập đoàn DLC tiên phong để phá vỡ triết lí chỉ có người giỏi mới thành công được trong MLM.
Với ưu thế có 1 không 2 sẽ là làn sóng và cơ hội cho những thủ lĩnh chưa thoả mãn và thành công lớn với mlm.
1.Đầu vào thấp 2.000.000đ
2.Không giới hạn nhánh ngang
3.Thu nhập không giới hạn chiều sâu
4.Hưởng thu nhập theo tuần
5.Năng động thấp 100k/tuần
6.Điều kiện đạt lãnh đạo đơn giản
7.Được nén tầng để trả thu nhập
8.Chia sẻ doanh số công ty theo tuần, quỹ, cả trên, cả dưới
9.Không bị mất, tách, hạ hệ thống và cấp bậc
10.Thừa kế đơn giản.
Hy vọng bài viết sẽ giúp Bạn hiểu thêm phần nào về sơ đồ trả thưởng của các công ty MLM để có sự lựa chọn sáng suốt nhất. Chúc Bạn thành công.